Tô – Lương cho Bộ Công an “xé xác” các bộ nhỏ?

Mặc dù Bộ Công an đã 2 lần bị Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính thúc ép thực hiện chính sách tinh giản. Tuy nhiên, Bộ này không những không có động thái tinh giản, mà còn muốn phình to thêm, như là lời thách thức nặng ký gửi đến 2 Tứ trụ.

Đầu tiên là bổ nhiệm thêm Thứ trưởng mới, dù Bộ Công an đã có 6 Thứ trưởng, nhiều hơn các bộ khác. Đến khi tiến hành sáp nhập, Bộ này lại ra mặt giành giật một số ban ngành từ tay các bộ khác.

Cụ thể:

  • Nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy, và phòng chống tệ nạn xã hội, trước đây thuộc về Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, nay chuyển về Bộ Công an.
  • Nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp, trước đây thuộc về Bộ Tư pháp, nay chuyển cho Bộ Công an.
  • Nhiệm vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, trước đây thuộc về Bộ Giao thông Vận tải, nay chuyển về Bộ Công an.
  • Tổng công ty Viễn thông Mobifone cũng chuyển về cho Bộ Công an quản lý.

Ngân sách dành cho Bộ Công an mỗi năm hơn 100 ngàn tỷ đồng, dường như vẫn chưa thỏa mãn lòng tham của ông Tô Lâm.

Nghị định 168 đang làm cho cả xã hội thiệt hại nặng nề, bên thu lợi duy nhất là công an. Đặc biệt, nhờ hình thức bẫy dân này, giá của những lần phạt không biên bản được tăng lên hàng chục lần. Tiền chảy vào túi Công an không đếm xuể.

Ngoài những chính sách mang tính “cướp” của dân như thế, ông Tô Lâm còn muốn giành giật một số ban ngành dễ kiếm chác từ các bộ khác. Vừa có cớ để đòi thêm ngân sách, vừa dễ dàng “hút máu” người dân. Nguồn ngân sách khổng lồ bao lâu nay, dường như vẫn chưa đủ đối với nhóm quyền lực Hưng Yên.

Công ty Mobifone vốn thuộc Bộ Thông tin Truyền thông, giờ cũng bị Tô Lâm giành lấy. Miếng bánh viễn thông là một miếng ngon, Tô Lâm không thể bỏ qua.

Việc chỉ đạo Lương Tam Quang giành lấy các miếng ăn của các bộ nhỏ, giúp Tô Lâm thực hiện được nhiều mục đích. Làm phình to Bộ Công an để khẳng định trước các thế lực khác rằng, “Tô Lâm muốn làm gì thì làm”. Luật ban ra là để dành cho kẻ khác, không dành cho nhóm của Tô Lâm. Ngoài ra, việc chỉ đạo cho phình to Bộ Công an, để xem có ai dám lên tiếng hay không? Nếu có người lên tiếng, thì đó là cơ hội nhận diện thành phần chống đối, để thanh trừng luôn, khỏi phải mất công truy tìm.

Ông Lương Tam Quang vốn là cái bóng mờ của ông Tô Lâm, được nâng đỡ lên ghế Bộ trưởng và vào Bộ Chính trị. Nay, ông Đại tướng này ngày càng cho thấy, ông là một Tô Lâm thứ 2. Trước đây, ông Tô Lâm muốn đưa ra chính sách gì, thì cũng phải nhìn trước ngó sau, nhất là thái độ của Nguyễn Phú Trọng. Nay, ông Lương Tam Quang không bị tâm thế kẻ dưới như thế, ông xem như là mượn uy của Tổng Bí thư, để ra hàng loạt chính sách phản tiến bộ. Ngay cả Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng phải chấp nhận ban hành văn bản dưới luật, theo ý ông Bộ trưởng.

Chính sách tinh gọn bộ máy đang cho thấy, thực chất, ông Tô Lâm muốn “xé xác” các bộ nhỏ, để làm miếng ăn cho mình. Con mãnh thú đang gầm rú, thể hiện sự hung tợn, vừa muốn thỏa cơn thèm khát man rợ, vừa chứng tỏ cho đồng loại thấy sức mạnh của nó. Luật ban ra cho tất cả, nhưng trừ “vua” và hoàng tộc.

Trước Tô Lâm, chưa từng có một Bộ trưởng Bộ Công an nào lên làm Tổng Bí thư. Các đời Tổng Bí thư trước đây chỉ dùng Bộ Công an như công cụ. Nhưng đến ông Nguyễn Phú Trọng, do ông quá nuông chiều công an, khiến giờ đây, công an tiếm quyền và cai trị đất nước với những chính sách hà khắc hơn bao giờ hết.

Hậu quả của chế độ Công an trị là toàn Đảng đều bị Công an trị, chứ không riêng gì dân.

 

Trần Chương – Thoibao